Hà Hồ tố thái độ quản lý Dior: Đó là cách một nhân viên giết thương hiệu xa xỉ nhanh nhất

Một cuộc khảo sát của hãng Edelman năm 2017 với 14.000 người tại 14 quốc gia cho thấy 57% người tiêu dùng tuyên bố họ sẽ tẩy chay một thương hiệu chỉ vì quan điểm của công ty mẹ về một vấn đề xã hội hoặc chính trị. Các thương hiệu này mang lại giá trị biểu tượng và trải nghiệm cao hơn so với lợi ích chức năng.

Người tiêu dùng xa xỉ quan trọng cảm xúc

Người tiêu dùng xa xỉ có xu hướng để cảm xúc tham gia vào quá trình ra quyết định. Điều này làm tăng nguy cơ phát triển các ảnh hưởng tiêu cực cực độ. Kết quả là người tiêu dùng ngày càng gắn giá trị cá nhân của họ với giá trị của thương hiệu họ mua.

Như vậy, rõ ràng, ý nghĩa thương hiệu không được kiểm soát bởi các nhà quản lý. Thay vào đó, chúng được đồng tạo ra thông qua tương tác giữa những người dùng của họ.

Thông điệp trên được đề cập trong bài báo khoa học có tựa đề “Tiền đề của ghét thương hiệu xa xỉ: Một nghiên cứu định lượng” (Antecedents of Luxury Brand Hate: A Quantitative study) của các tác giả Douglas Bryson, Glyn Atwal, Peter Hultén, Klaus Heine, được đăng tải trên kho lưu trữ học thuật mở HAL.

Khi đã ghét thương hiệu thì sẽ có các tác động đến hành vi mua hàng của bản thân, tệ nhất là đến người khác như: phàn nàn, truyền miệng tiêu cực (NWOM), phản đối, cắt giảm đến ngừng chi tiêu. Những cảm xúc tiêu cực tác động rõ rệt đến quyết định mua hàng, lòng trung thành và tần suất họ sử dụng sản phẩm hoặc thương hiệu.

Hà Hồ tố thái độ quản lý Dior: Đó là cách một nhân viên giết thương hiệu xa xỉ nhanh nhất - Ảnh 1.

Previous post CII: Dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đến việc thu phí, tiến độ dự án BĐS… hạch toán lợi nhuận phải chuyển sang năm 2022
Next post Người đàn ông Nhật sống thoải mái ở Tokyo dù không tiêu một xu, chỉ sống bằng phiếu mua hàng suốt 36 năm