Vinaconex (VCG) sắp rút toàn bộ 59% vốn tại công ty con hoạt động vận tải

Mới đây, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã CK: VCG) đã thông báo về đăng ký bán thỏa thuận toàn bộ hơn 6,5 triệu cổ phiếu VCV của công ty con là CTCP Vận tải Vinaconex (tương ứng tỷ lệ 59,12% vốn điều lệ), qua đó không còn sở hữu cổ phần VCV

Bên nhận chuyển nhượng từ Vinaconex là hai thành viên nội bộ VCV, gồm ông Vũ Văn Mạnh – thành viên HĐQT VCV và bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang – thành viên Ban Kiểm soát của VCV. Hiện, hai thành viên này đều không nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào tại công ty con này.

Thời gian dự kiến giao dịch từ ngày 20/8 đến 18/9/2021. Giá chào bán của giao dịch này chưa được công khai. 

Về VCV, đây là công ty thành lập năm 2008 và đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải với vốn điều lệ hiện khoảng 110 tỷ. Hồi tháng 5/2014, cổ phiếu VCV đã buộc phải hủy niêm yết trên HNX sau gần 4 năm niêm yết do kết quả kinh doanh thua lỗ ba năm liên tiếp 2011 – 2013 dù công ty đã nỗ lực thực hiện tái cơ cấu theo chủ trương của HĐQT.

Gần đây, Vinaconex đang liên tục tái cấu trúc thông qua việc thoái vốn tại loạt công ty công và công ty liên kết. Trước đó vào cuối tháng 7, HĐQT Vinaconex đã thông qua phương án tái cấu trúc phần vốn góp tại CTCP Xây dựng số 11 và CTCP Xây dựng số 9. Đồng thời trong quý 2/2021, Vinaconex cũng nhận chuyển nhượng cổ phần CTCP Đầu tư và Phát triển điện Miền Bắc (Nedi 2, MCK: ND2), qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 38% lên 51% và trở lại nắm quyền chi phối ND2.

Về kết quả kinh doanh, LNST hợp nhất quý 2/2021 của Vinaconex lỗ gần 66 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 349 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, LNTT đạt gần 467 tỷ đồng, giảm 13%; khấu trừ chi phí, Vinaconex ghi nhận lãi ròng 6 tháng hơn 279 tỷ đồng, giảm 32% so với thực hiện cùng kỳ năm 2020, đồng nghĩa việc mới chỉ hoàn thành gần 28% kế hoạch lợi nhuận năm,

Vinaconex (VCG) sắp rút toàn bộ 59% vốn tại công ty con hoạt động vận tải - Ảnh 1.

Previous post Nhóm Ngân hàng không hút được tiền, nhiều cổ phiếu Bất động sản giảm sâu
Next post Top 5 ngân hàng có thị phần thẻ tín dụng quốc tế lớn nhất tại Việt Nam