Kinh doanh thời trang – nghề “tay trái” của giới cầu thủ: Văn Toàn cháy hàng sau “cú ngã it’s real”, Công Phượng và Bùi Tiến Dũng vẫn âm thầm tìm chỗ đứng

Tận dụng sức ảnh hưởng trên sân cỏ, nhiều cầu thủ bóng đá Việt Nam đã tìm cách “đá chéo” sang các mảng kinh doanh khác như mở quán ăn, quán cà phê, bán hàng thời trang,… Tuy nhiên, không phải ai cũng gặt hái được thành công từ những lĩnh vực “tay trái” này.

Trong số các thương hiệu quần áo nội địa (local brand) do giới cầu thủ tự lập ra, đến thời điểm này, Vato 9’s Zone Văn Toàn đang chứng minh là thương hiệu “ăn nên làm ra” nhất.

Vato9’s Zone chính thức ra mắt vào tháng 9/2020. Hiện tại, fanpage của thương hiệu đã cán mốc 130.000 like và mỗi bài đăng đều nhận về hàng nghìn lượt tương tác từ cộng đồng mạng.

Văn Toàn từng chia sẻ về lý do kinh doanh thời trang như sau: “Thích mặc đẹp nên tôi thường tốn khá nhiều tiền để mua sắm những trang phục của các thương hiệu nổi tiếng dành cho giới trẻ. Tuy nhiên, nhiều lúc cũng không kiếm được những chiếc áo làm mình hài lòng, hoặc nếu có thì lại giá quá cao. Vì thế, tôi tự nghĩ tại sao lại không tự thiết kế những chiếc áo cho chính bản thân và những bạn trẻ yêu thích thời trang của Việt Nam”.

Trong tháng 6 này, tận dụng hiệu ứng từ cú ngã lịch sử của bản thân trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Malaysia tại vòng loại thứ 2 World Cup 2022, Văn Toàn đã tung ra mẫu áo “ăn theo” màu đen cùng dòng chữ “It’s real” (Đó là sự thật). Sản phẩm được ủng hộ nhiệt tình đến mức ngày 19/6 vừa qua, phía Vato9’s Zone phải thông báo ngừng nhận đơn đặt trước vì đã vượt quá sức sản xuất và quản lý, đồng thời tập trung trả hết các đơn hàng cũ. Shop thông báo sẽ nhận các lượt đặt hàng tiếp theo trong vòng 1-2 ngày tới.

Trên Lazada, những người dùng đã có cơ hội sở hữu mẫu áo “”It’s real” đều không ngại dành tặng số điểm 5 sao cho sản phẩm của “Chủ tịch Toàn” vì vải đẹp, mẫu mã sáng tạo và đóng gói cẩn thận.

Tương tự Văn Toàn, trong năm 2020, Công Phượng cũng thử thách bản thân mình trong lĩnh vực thời trang. Cụ thể, anh cùng với người bạn đời đã cho ra mắt thương hiệu thời trang riêng dành cho giới trẻ có tên PM Official (PM viết tắt của Phượng Minh, PV). Ngoài quy trình vận hành, chính Viên Minh – vợ Công Phượng tham gia vào khâu quan trọng nhất là thiết kế những sản phẩm thời trang. Sản phẩm chủ đạo của thương hiệu là các dòng áo phông hướng tới sự năng động, thoải mái.

Tuy nhiên, dù ra đời trước thương hiệu Vato9’s Zone của Văn Toàn một vài tháng, PM Official hiện vẫn khá mờ nhạt. Fanpage của thương hiệu đang có hơn 25.000 lượt like và trên Shopee, tổng số đơn hàng bán ra của PM Official còn chưa chạm tới con số 50.

Kinh doanh thời trang - nghề “tay trái” của giới cầu thủ: Văn Toàn cháy hàng sau “cú ngã it’s real”, Công Phượng và Bùi Tiến Dũng vẫn âm thầm tìm chỗ đứng - Ảnh 1.

Previous post Tiết kiệm 85% thu nhập, nữ giao dịch viên trẻ nhất Phố Wall tiết lộ 4 mẹo quản lý tài chính giúp bạn sớm muộn cũng trở thành triệu phú
Next post Bloomberg: Bamboo Airways ký thỏa thuận động cơ với GE trị giá 2 tỷ USD