5 thủ phạm khiến đường huyết tăng vọt nhưng hầu hết mọi người không để ý: Sinh hoạt vô tư đừng hỏi vì sao tiểu đường gõ cửa

Do sự thay đổi về lối sống, ngày nay nhiều người thường xuyên ăn uống, sinh hoạt không điều độ dẫn tới tỷ lệ người mắc các bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường ngày càng gia tăng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh tiểu đường ngày càng trẻ hóa. ĐƯờng huyết tăng cao trong thời gian dài không những khiến chất lượng cuộc sống suy giảm mà còn tăng nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tới các bộ phận trong cơ thể, thậm chí đe dọa tính mạng. 

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát đường huyết là chìa khóa giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu biết về những những “thủ phạm” gây tăng đường huyết. Thực tế, chúng chính là những thực phẩm, đồ ăn, đồ uống yêu thích của nhiều người hàng ngày, nhưng nhiều người vô tình không nhận ra.

Dùng nhiều caffeine

Caffeine là thủ phạm khiến đường huyết tăng rất nhanh. Bởi vậy, ngay sau khi bạn uống cà phê, kể cả cà phê đen không chứa calo thì đường huyết cũng tăng vọt. Các đồ uống khác như trà đen, trà xanh, đồ uống năng lượng khác cũng có tác động tương tự. Nhóm người mắc bệnh tiểu đường phản ứng với các loại thức phẩm và đồ uống khác nhau, do đó, mỗi người nên theo dõi phản ứng của cơ thể khi sử dụng các loại đồ uống này.

Căng thẳng trong công việc

Căng thẳng kéo dài trong công việc, cuộc sống là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh tiểu đường type 2. Khi bạn ở trạng thái stress kéo dài, cơ thể sẽ giải phóng các hormone làm tăng lượng đường trong máu. 

Để bảo vệ sức khỏe, hãy hoặc cách cân đối cuộc sống, kiểm soát tâm trạng, buông bỏ và bớt cầu toàn để cải thiện đời sống tinh thần của bản thân. 

Thói quen ăn trái cây khô

Ai cũng biết rằng trái cây là một nguồn dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Nhưng đó là trái cây tươi, còn trái cây khô thì ngược lại. Khi được sấy khô, trái cây đã bị rút bớt nước, vitamin, chỉ còn lại hàm lượng carbohydrate cao mặc dù kích thước khẩu phần ăn hơn.

Một chén nho tươi chứa 26 gram carbs,1 gram chất xơ. Trong khi đó, một cốc nho khô chứa 110 gram carbs và 5 gram chất xơ. Hàm lượng crabs trong nho khô cao gấp 3 lần so với nho tươi. Các loại trái cây sấy khô khác cũng có sự thay đổi tương tự.

Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường và cả người khỏe mạnh cũng đều nên ăn các loại trái cây ít đường như các loại quả mọng tươi hoặc táo nhỏ, hạn chế ăn trái cây khô để vừa tốt cho sức khỏe vừa duy trì ổn định mức đường huyết.

Thời tiết

Sống, làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao thường xuyên sẽ khiến người bệnh tiểu đường khó kiểm soát được đường huyết hơn.  

Người bị tiểu đường thường phải đối mặt với nguy cơ mất nước khi thời tiết nắng nóng, làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao. Đường máu cao càng làm tăng nguy cơ mất nước. Thông thường, chúng ta bổ sung nước bằng các loại nước giải khát như nước uống tăng lực, nước ngọt, nước chanh đường… Tuy hiên, các loại nước này chứa nhiều đường, đe dọa nguy cơ đường huyết tăng vọt,khó kiểm soát.

Sử dụng thuốc

Những người sử dụng thuốc có chứa corticosteroid như prednisone để điều trị viêm khớp, bệnh hen suyễn và nhiều loại bệnh khác có thể bị tăng đường huyết, thậm chí có thể kích hoạt gây bệnh tiểu đường. 

Ngoài ra, các loại thuốc trầm cảm, thuốc lợi tiểu giúp giảm huyết áp, cũng có thể khiến tăng hoặc giảm lượng đường huyết bất thường.

5 thủ phạm khiến đường huyết tăng vọt nhưng hầu hết mọi người không để ý: Sinh hoạt vô tư đừng hỏi vì sao tiểu đường gõ cửa - Ảnh 1.

Previous post Tăng 30% trong vòng 6 ngày, nhà đầu tư kỳ vọng quá lớn vào hoạt động phân phối thuốc trị covid của FPT Retail?
Next post Thanglong Invest (TIG): Năm 2021 lợi nhuận cao kỷ lục 214 tỷ đồng