Ngành kinh doanh thần tượng ảo trị giá hàng trăm triệu USD đang nổi tại Nhật Bản, Hàn Quốc: Khi giới trẻ chán thần tượng “bằng xương bằng thịt” nhiều scandal

Được bắt đầu từ cách đây khá lâu, tuy nhiên phải tới thời gian gần đây, những thần tượng ảo đang dần dần tăng độ phủ sóng với số lượng người hâm mộ ngày càng đông đảo, đặc biệt là tại Trung Quốc. Những công ty tạo ra thần tượng ảo này kỳ vọng, họ sẽ một ngày nào đó thay thế được con người trong việc mang lại các chương trình giải trí chất lượng cho khán giả.

Thần tượng ảo không phải là một điều quá mới mẻ khi đã xuất hiện từ năm 2007 tại Nhật Bản với tên gọi Hatsune Miku. Mặc dù là ảo, song độ phủ sóng của Miku không hề kém cạnh bất kỳ thần tượng là con người nào, khi cô liên tục xuất hiện tại nhiều lễ hội âm nhạc lớn tại nước này.

Cuối tháng 9/ 2007, với mức giá bán 15.750 yên Nhật (khoảng 3.3 triệu đồng) cho một sản phẩm, thần tượng ảo này trở thành phần mềm bán chạy số một tại thời điểm đó. Bên cạnh việc xuất hiện tại các buổi biểu diễn, Miku còn xuất hiện ở nhiều chương trình quảng cáo nhờ vào độ nổi tiếng của mình (hơn 200.000 người theo dõi trên Twitter). Hàng loạt các sản phẩm lưu niệm, các ca khúc gắn liền với thần tượng này đều là các sản phẩm vô cùng ăn khách và đem lại doanh thu khổng lồ cho công ty tạo ra cô.

Ngành kinh doanh thần tượng ảo trị giá hàng trăm triệu USD đang nổi tại Nhật Bản, Hàn Quốc: Khi giới trẻ chán thần tượng “bằng xương bằng thịt” nhiều scandal - Ảnh 1.

Previous post Trung Quốc “bơm” 140 tỷ nhân dân tệ vào thị trường
Next post Cận cảnh Khu du lịch Đại Phước mà Phó Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nhiều sai phạm