7 bất cập trong hoạt động kinh doanh BĐS

Hiệp hội cũng chỉ ra 7 bất cập còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh BĐS.

Thứ nhất, dự án nhà ở thương mại thực hiện qua nhiều giai đoạn, bao gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư; giai đoạn thực hiện dự án; giai đoạn quản lý, khai thác kinh doanh sau dự án, với nhiều bước từ A-Z. Bắt đầu từ khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị quỹ đất; Thẩm định dự án và được công nhận chủ đầu tư; Cấp phép xây dựng và thi công xây dựng; Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nộp tiền sử dụng đất; Bán sản phẩm nhà ở và chăm sóc khách hàng.

Quá trình đầu tư kinh doanh dự án nhà ở thương mại thường mất khoảng trên dưới 5 năm, thậm chí trên dưới 10 năm, nhưng chủ đầu tư không được quyền tự do chuyển nhượng dự án (M&A) theo nhu cầu kinh doanh. Bởi lẽ, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản quy định chủ đầu tư chỉ được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án, sau khi đã có Giấy chứng nhận (sổ đỏ), nên đã làm hạn chế quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động M&A và không tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thứ hai, về nguồn vốn đầu tư dự án, theo quy định pháp luật, chủ đầu tư phải có tối thiểu 15-20% vốn chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư. Phần lớn nguồn vốn còn lại chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng ngân hàng, hoặc huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp, hoặc vốn liên doanh liên kết, hợp tác (trong giai đoạn đầu) và vốn huy động từ khách hàng (khi đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai).

7 bất cập trong hoạt động kinh doanh BĐS - Ảnh 1.

Previous post Ấn phẩm Content Planet: pre-order khủng trong 5 ngày, tiếp cận 700 nghìn độc giả và 2 triệu marketer
Next post “Nở rộ” bancassurance