Khi được sếp dành lời khen, mỉm cười khiêm tốn không phải cách hay: Người có EQ cao sẽ có cách ứng xử ‘đẹp lòng’ thế này

Thường xuyên khen ngợi người khác không chỉ giúp họ tự tin hơn mà còn khích lệ bản thân cố gắng hơn. Đặc biệt ở nơi làm việc, khi được lãnh đạo động viên, chúng ta sẽ càng phấn chấn làm việc hơn.

Nhưng ở một số trường hợp, có lẽ những lời khen không còn là lời động viên mà là áp lực. Ví dụ, khi chúng ta tham gia vào một bữa tiệc tối, không chỉ có đồng nghiệp, mà cả lãnh đạo và một số khách hàng cũng tham gia vào bữa tiệc đó.

Lúc này, lãnh đạo bất ngờ khen bạn đã hoàn thành tốt công việc lần này, rất đáng để đồng nghiệp noi theo và tán dương. Những lúc như thế, khách hàng sẽ thấy bạn đáng tin cậy hơn, có cái nhìn hài lòng và yên tâm hơn về bạn. Trong khi đồng nghiệp của bạn, một số ngưỡng mộ, một số ghen tị.

Nhiều người khi nghe lãnh đạo khen ngợi sẽ chỉ mỉm cười thể hiện phép sự lịch sự, hoặc đơn giản là nói những lời khách khí như “Không dám nhận”, “Tôi còn kém lắm”.

Tuy nhiên, cả 2 cách đáp trả trên đều không đúng lắm. 

Đầu tiên, phải hiểu ám hiệu của cấp trên và phối hợp nhịp nhàng với họ. Không khiêm tốn quá đà, tự hạ thấp bản thân

Lời khen vào những dịp khác nhau sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Vì vậy, chúng ta cũng phải lĩnh hội thật tốt nội tâm của người nói. Đặc biệt trong một số trường hợp, nếu không hiểu được ý của người nói, bạn sẽ không tránh khỏi bị người khác chê cười.

Khi được sếp dành lời khen, mỉm cười khiêm tốn không phải cách hay: Người có EQ cao sẽ có cách ứng xử ‘đẹp lòng’ thế này - Ảnh 1.

Previous post Ngôi nhà ‘lột xác’ nhờ làm vườn treo thay mặt tiền
Next post Nghỉ hưu ở tuổi 36 với gần 70 tỷ, chàng trai chia sẻ bí quyết làm giàu gói gọn trong 3 điều này