Bộ Công Thương hợp tác với FPT Software ứng dụng RPA phát triển kinh tế số

Lễ ký kết “Thỏa thuận hợp tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ RPA phát triển Kinh tế số” là bước tiến mới trong Chuyển đổi số giữa Bộ Công Thương và FPT Software. Trong đó, giải pháp ứng dụng RPA toàn diện akaBot và giải pháp phần mềm tự động đọc và xử lý hóa đơn UBot Invoice được lựa chọn để giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tham gia sự kiện có ông Nguyễn Thế Quang – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, và ông Trần Đăng Hòa – Phó Tổng Giám đốc FPT Software.

Thỏa thuận hướng tới mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế số và tăng năng suất lao động trung bình hàng năm 7% theo chương trình Chuyển đổi số quốc gia và ngành Công Thương. Chương trình hợp tác góp phần đồng hành cùng các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cả về kinh tế và nguồn lực khi quay lại sản xuất trong thời kỳ “bình thường mới.

Theo thỏa thuận, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với FPT Software sẽ nghiên cứu, phát triển và triển khai thử nghiệm RPA trong doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, bán lẻ, quản lý nội bộ, tài chính… cũng như hướng tới phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ Công thương. Cụ thể, hai bên sẽ tập trung vào những điểm mấu chốt như triển khai ứng dụng RPA trong các hoạt động nghiệp vụ của doanh nghiệp; tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ RPA; nghiên cứu và xây dựng đề án triển khai RPA phục vụ quản lý điều hành tại Bộ Công Thương.

Cũng theo thỏa thuận, FPT Software sẽ triển khai bộ quà tặng độc quyền cho các doanh nghiệp chuyển đổi số vận hành gồm gói tư vấn Giải pháp tự động hóa “may đo” theo nhu cầu và quy mô riêng biệt của doanh nghiệp, và “Gói dịch vụ tự động xử lý dữ liệu 1.000 hóa đơn” với giải pháp UBot Invoice. Chi tiết và đăng ký, độc giả quan tâm vui lòng xem theo LINK ĐĂNG KÝ.

Bộ Công Thương hợp tác với FPT Software ứng dụng RPA phát triển kinh tế số - Ảnh 1.

Previous post Nhiều doanh nghiệp bị UBCKNN xử phạt
Next post Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cá nhân cho cơ quan thuế: Có sự “vênh” về luật?