Chuyện lạ ở châu Âu: Người dân được ngân hàng trả lãi khi đi vay

Paula Cristina Santos có một khoản vay thế chấp “trong mơ”, đó là ngân hàng trả tiền cho chị. Lãi suất mà chị phải trả vẫn dao động, nhưng hiện tại vẫn ở mức -0,25%. Do dó, hàng tháng, nhà cho vay của chị – Banco BPI SA, đều gửi vào tài khoản của chị khoản lãi suất với khoản thế chấp 320.000 euro (380.000 USD). Santos đã rút khoản tiền này từ năm 2008. Vào tháng 3, chị nhận được khoảng 45 USD và vẫn đang trả khoản nợ gốc.

Mối quan hệ của Santos với bên cho vay bị “đảo lộn” từ nhiều năm trước, khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất xuống dưới mức 0 để nền kinh tế yếu kém hồi phục giữa cuộc khủng hoảng nợ công. Lãi suất âm giúp các chính phủ cho đến công ty nhỏ có được những khoản đi vay chi phí rẻ. Và chính điều này cũng phá vỡ quy tắc cơ bản của thị trường tín dụng, cho phép ngân hàng nợ tiền người đi vay.

Trường hợp của Santos đáng lẽ ra là điều hiếm thấy và gần như không còn xảy ra trong thời điểm hiện tại. Sau khi ECB hạ lãi suất xuống dưới 0 vào năm 2014, các nền kinh tế eurozone đã cải thiện và kỳ vọng lãi suất sẽ tăng trong vài năm. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã thay đổi tất cả.

Khi nền kinh tế chịu thiệt hại kéo dài, châu Âu vẫn ở trong môi trường lãi suất âm và thậm chí ngày càng thấp hơn. Do đó, ở Bồ Đào Nha cũng Đan Mạch, người dân đổ xô đi vay tiền. Lãi suất ở 2 quốc gia này chính thức trở về mức âm vào năm 2012. Người dân đang đối diện với tình thế lạ lùng, khi nhận lãi từ chính khoản nợ của mình.

Chuyện lạ ở châu Âu: Người dân được ngân hàng trả lãi khi đi vay - Ảnh 1.

Previous post Khối ngoại lần đầu tiên bán trái phiếu chính phủ Trung Quốc sau hai năm mua ròng
Next post Thuỷ sản Vĩnh Hoàn (VHC): Được áp mức thuế 0 USD/kg khi xuất sang Mỹ trong đợt rà soát POR16