Sự thật đáng báo động: Người già mới là nhóm tự tử nhiều nhất, nguyên nhân đằng sau lại càng khiến mỗi chúng ta xót xa

Thời gian gần đây các phương tiện truyền thông đã đưa tin về tỷ lệ tự tử gia tăng nhanh chóng ở lứa tuổi thanh niên chạm ngưỡng đáng báo động. Nhưng bên cạnh đó, có một nhóm người nữa trong xã hội cũng có tỉ lệ tự tử không hề nhỏ đó là người cao tuổi.

Điều đáng nói là vấn đề tâm lý ở những người già thường không được chú ý nên đã gây ra không ít hậu quả đáng tiếc. Ít ai để ý rằng, ông bà, cha mẹ mình khi có tuổi cũng phải đối mặt với nhiều nỗi lo khác nhau. Do đó, nhiều người cao tuổi phải chịu đựng những áp lực tâm lý trong những ngày cuối đời.

Tiến sĩ Jerry Reed – Phó giám đốc Trung tâm phát triển giáo dục (Một tổ chức chuyên tổ chức các chương trình phòng chống tự tử trên toàn quốc) cho biết: “Người già chỉ chiếm khoảng 12% dân số nhưng chiếm tới 18% các ca tự tử. Trong đó, 51% các vụ tử tử là bằng vũ khí. Và con số này đang tăng lên 70%”. Ông cho rằng đây là một hiện tượng vô cùng đáng báo động nhưng lại ít người để ý tới.

1. Tại sao người cao tuổi lại muốn tự tử?

Theo nghiên cứu, hơn 90% người tự tử đều mắc chứng trầm cảm nhưng không được điều trị kịp thời. Đối với người cao tuổi, những tác nhân góp phần gây ra chứng trầm cảm đó có thể là:

– Mất nhiều người thân yêu

– Mắc các bệnh mãn tính

– Ở một mình và không có con cái bầu bạn

– Cảm thấy như một gánh nặng cho người khác

– Gặp vấn đề thị giác hoặc thính giác

– Gặp rắc rối tài chính

Trầm cảm ở người cao tuổi nguy hiểm bởi vì nó không có dấu hiệu cụ thể, bởi vậy quá trình phát hiện và điều trị cũng gặp không ít khó khăn. Phần lớn trong chúng ta không để ý tới cảm xúc của người cao tuổi trong gia đình và cho rằng việc không có gì làm, cảm thấy cô đơn là hiện tượng phổ biến ở người già nói chung.

Tuy nhiên, tiến sĩ Reed cho hay: Trầm cảm không phải căn bệnh do “lão hóa”. Việc điều trị ở người 80 tuổi cũng như điều trị ở người 18 tuổi. Bởi vậy mà các bác sĩ, các phòng khám hay cả những người thân, cần phải để ý, chú trọng vào các biểu hiện tâm lý ở người già nhiều hơn. Những sự quan tâm đó có thể cứu sống nhiều người cao tuổi khỏi hố sâu trầm cảm và những hậu quả không đáng có.

Sự thật đáng báo động: Không phải thanh niên, người già mới là nhóm tự tử nhiều nhất, nguyên nhân đằng sau lại càng xót xa - Ảnh 1.

Previous post MB là ngân hàng đầu tiên tặng bảo hiểm Corona cho chủ thẻ tín dụng mới
Next post Những con số ấn tượng của bất động sản công nghiệp 2020 – Một năm giá tăng cao kỷ lục